Những vật liệu lợp mái nhà được ưa chuộng hiện nay

Những vật liệu lợp mái nhà được ưa chuộng hiện nay
Ngày đăng: 11/04/2023 03:51 AM

Mái nhà là phần kiến trúc quan trọng, góp phần tạo nên tổng thể hoàn thiện của một công trình. Bên cạnh chi phí xây dựng và tính thẩm mỹ, việc chọn vật liệu lợp mái còn phải phù hợp với khí hậu của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Do đó, việc nắm rõ những vật liệu nào dùng để lợp mái nhà sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại mái phù hợp với ngôi nhà của mình.

1. Mái ngói

Ngói là một trong những vật liệu lợp mái được sử dụng phổ biến cho những công trình dân dụng tại nông thôn hay những ngôi biệt thự nhà vườn.

Mái ngói đất nung là loại được nhiều người sử dụng và ưa chuộng nhất hiện nay.

Hiện nay, mái ngói được chia thành nhiều loại, truyền thống nhất là ngói đất nung, sau đó đến ngói bê tông, xi măng và các loại ngói mới như ngói composite, ceramic... được gia giảm trọng lượng và thuận tiện khi thi công hơn.

Trong đó, ngói đất nung là loại được nhiều người sử dụng và ưa chuộng nhất hiện nay. Ngói đất nung (ngói đỏ) được chế tạo chủ yếu từ đất sét, loại mái ngói truyền thống này thường có kết cấu đặc với khối lượng khá nặng. Do đó, những công trình nhà ở muốn lợp ngói đất nung cần có kết vững chắc, với hệ thống xà gồ, kèo đủ điều kiện nâng đỡ phần mái.

Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, thiết kế lượn sóng của ngói đất nung cho phép không khí bên dưới dễ dàng lưu thông, từ đó làm mát công trình bên dưới. Ngoài ra, độ bền của vật liệu này cũng rất ưu việt, bởi ngói đỏ được làm từ đất sét và được nung ở nhiệt độ rất cao giúp ngói cứng, không bị thấm nước, chịu được trời mưa.

Tuy nhiên, ngói đất nung vẫn có nhược điểm tương đối nặng nên sẽ không phù hợp với những cấu trúc mái có độ dốc thấp.

2. Mái tôn

Mái tôn có độ bền cao và dễ dàng thi công so với các vật liệu khác. Chúng có thể lắp đặt trên khung mở, bề mặt rắn hay trên một ngôi nhà đã thi công xong. Trọng lượng nhẹ cũng giúp bạn dễ dàng vận chuyển, phù hợp với các công trình nhà ở dân dụng.

Bên cạnh ưu điểm dễ dàng lắp đặt, sử dụng mái tôn sẽ giảm thiểu được kinh phí cho gia đình bạn rất nhiều. Tuổi thọ của nó kéo dài hơn các vật liệu khác nên mái tôn được rất nhiều gia đình ưa chuộng.

3. Mái kính

Mái kính là chất liệu xây dựng hiện đại, thường được sử dụng để làm lợp mái sảnh, mái tum, mái giếng trời… của các căn nhà phân lô, nhà liền kề hoặc nhà mặt phố. Với đặt tính trong suốt do được tạo thành từ kính cường lực nên mái kính thường mang lại vẻ đẹp ấn tượng và sang trọng cho những công trình được lợp mái.

Mái kính thường được sử dụng để làm lợp mái sảnh, mái tum, mái giếng trời.

Ưu điểm của vật liệu lợp mái này là lớp kính trong suốt giúp mở rộng không gian, lấy sáng giúp tiết kiệm điện năng. Với việc tạo độ nghiêng cho các tấm kính, có thể điều chỉnh lượng ánh sáng khúc xạ vào nhà theo ý muốn của mình.

Tuy nhiên, lợp mái bằng kính cũng có những nhược điểm cần lưu ý. Đó là giá thành của loại vật liệu này khá đắt đỏ và tốn kém. Thêm vào đó, khi thi công mái kính, công trình cần có kết cấu khung chắc chắn để kết nối các tấm kính với nhau.

Ngoài ra, đặc tính của kính đó là hấp thụ nhiệt song song với việc lấy sáng, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thừa nhiệt nếu lắp ngói kính ở sai vị trí. Đồng thời, để đảm bảo mỹ quan thì bạn sẽ cần vệ sinh các tấm kính một cách thường xuyên.

4. Mái bê tông cốt thép

Hiện nay, mái bê tông cốt thép thường được sử dụng cho những công trình quy mô lớn như biệt thự, biệt phủ, bệnh viện, tòa nhà cao tầng. Đây là loại vật liệu lợp mái vô cùng chắc chắn với khả năng chống cháy tốt, tiết kiệm thép, tạo khuôn tốt, tính ổn định cao.

Cốt theopMái bê tông cốt thép thường được sử dụng cho những công trình quy mô lớn.

Trong thi công, mái bê tông thường được kết hợp với các loại mái nhà khác như mái ngói, tấm lợp, mái nhựa... để tăng độ thẩm mỹ.

Tuy nhiên, một số nhược điểm mà bạn cần biết khi sử dụng vật liệu này để lợp nhà chính là do độ bền kéo của bê tông thấp nên rất dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc xây dựng bị ảnh hưởng bởi thời tiết và mái bê tông cũng rất khó để củng cố và sửa chữa khi bị thấm dột.

5. Mái nhựa trong suốt

Mái nhựa trong suốt là một trong những vật liệu lợp mái nhà mới được sử dụng trong thiết kế nhà ở hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội như cách điện, cách nhiệt tốt, cách âm hiệu quả, khả năng lấy sáng tốt và nhiều màu sắc đa dạng, mái nhựa trong suốt được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình nhà ở hiện nay.

Ưu điểm của vật liệu mái nhựa là có trọng lượng nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển, thi công, lắp đặt. Ngoài ra, sản phẩm cũng có giá thành, chi phí lắp đặt rẻ hơn mái kính cường lực nên thường trở thành sự lựa chọn tối ưu cho những gia đình thích mái lấy sáng nhưng tiết kiệm được chi phí.

Mặc dù có khả năng lấy sáng tốt nhưng độ bền của mái nhựa chỉ ở mức tương đối nên thường chỉ dùng trong một số vị trí như giếng trời của căn nhà.

6. Mái ngói xi măng

Ngói xi măng được đúc thành dạng tấm phẳng hoặc dạng hình chữ S giống như ngói đất nung. Tuy nhiên, loại ngói này lại có đặc điểm khác hoàn toàn so với ngói làm từ đất sét truyền thống do làm từ hỗn hợp của xi măng, cát và một số nguyên liệu khác.

Thi công mái ngói xi măng.

Về quy trình sản xuất, ngói xi măng chủ yếu được sản xuất bằng cách dập khuôn kim loại thông qua máy nén khí. Sau đó, chúng được bảo dưỡng trong một thời gian nhất định mới tạo thành hình dáng ổn định và chắc chắn.

Hiện nay, ngói xi măng phù hợp sử dụng cho những vùng khí hậu lạnh nhờ khả năng chống chịu được sương giá. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng cách nhiệt tuyệt vời bởi chất liệu này phải mất một thời gian khá lâu để hấp thụ nhiệt, giúp ngôi nhà mát mẻ hơn.

7. Tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái là vật liệu lợp mái đa dụng giả ngói, được sản xuất từ nguyên liệu tái sinh thân thiện môi trường. Vật liệu này có trọng lượng siêu nhẹ, thiết kế kiểu dáng dạng sóng và đa dạng màu sắc giống ngói cải tiến.

Tấm lợp sinh thái được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như công trình dân sinh, công trình công cộng.

Trong quá trình sử dụng, tấm lợp sinh thái có ưu thế hơn ngói lợp truyền thống bởi không bị ăn mòn bởi muối biển, hóa chất, kiềm, amoniac… Đặc biệt, tấm lợp này còn có khả năng chống ồn rất tốt.

Ngoài ra, tấm lợp này còn có khả năng chống nóng, cách âm tốt và giúp tiết kiệm điện năng dùng cho điều hòa vào những ngày nhiệt độ tăng cao. Các tấm lợp này thường có trọng lượng rất nhẹ nên rất dễ vận chuyển đến các công trình

Hiện nay, vật liệu tấm lợp sinh thái được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như công trình dân sinh, công trình công cộng và nhà xưởng công nghiệp.

8. Mái lợp từ thực vật như tranh, tre, cọ, rơm

Mái lợp từ thực vật từ gỗ, tre, nứa, rơm… là những vật liệu khá quen thuộc trong các công trình nhà ở nông thôn thời xa xưa. Hiện nay, những loại vật liệu lợp mái này được ứng dụng phổ biến trong các công trình nghỉ dưỡng, du lịch như chòi nghỉ dưỡng, nhà làm vườn, homestay...

Mái lợp từ thực vật như tranh, tre, cọ, rơm.

Ưu điểm của loại mái lợp từ thực vật này là mát mẻ, thông thoáng và đem lại "hơi thở thiên nhiên" cho nhà ở. Bên cạnh đó, mái nhà từ thực vật còn giảm tiếng ồn vô cùng hiệu quả, nhất là khi trời mưa.

Tuy nhiên, độ bền cũng như khả năng chống chịu với mưa bão của các loại vật liệu lợp mái này thấp, dễ bắt lửa, hư hao và hơn hết là chi phí thi công khá cao.

Xây nhà trọn gói uy tín chất lượng tại tphcm và các tỉnh miền nam

Sửa chữa và cải tạo nhà trọn gói

Dịch vụ xây thô

Quốc Trưởng – Thông tin tổng hợp

Chia sẻ:
Bài viết khác:

Xây nhà phố chất lượng, an toàn và tiết kiệm chi phí

​​​​​​​Xây nhà là công việc khiến nhiều người phải đau đầu với hàng tá vấn đề phải trăn trở. Chẳng hạn như, phải thi công thế nào để đảm bảo chất lượng, an toàn mà lại tiết kiệm chi phí.

Biện pháp thi công cầu thang bộ

​​​​​​​Cầu thang bộ có tác dụng liên kết giữa các tầng nhà ở hoặc toà nhà, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà cao tầng.

Biện pháp thi công ốp lát

Thi công ốp lát, đặc biệt là ốp lát nền tuy quen thuộc nhưng không phải đơn vị xây dựng nào cũng biết cách thực hiện đúng kỹ thuật.
Zalo
Hotline
0909 513 598