Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo. Thông thường công tác kiểm tra, nghiệm thu một công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu. Dưới đây là các bước trong quy trình nghiệm thu công trình xây dựng mà chủ đầu tư cần nắm:
– Công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu.
Các bước nghiệm thu công trình xây dựng
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
– Rà soát hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
– Đo lường lại các kết quả thử nghiệm. Để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị.
– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng. Lập bản vẽ hoàn công công việc.
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.
– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp.
– Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường như sau:
+ San nền; Gia cố nền
+ Thi công xong cọc, móng, các phần ngầm khác
+ Xây lắp kết cấu thân nhà
+ Thi công cơ điện, hoàn thiện công trình
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp
– Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:
+ Kiểm tra hiện trường
+ Đối chiếu toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp.
+ Vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình.
+ Tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình.