Những Điều Cần Biết Về Xây Dựng Nền Móng

Những Điều Cần Biết Về Xây Dựng Nền Móng
Ngày đăng: 19/05/2021 07:57 AM

Móng nhà là bộ phận có vai trò rất quan trọng của bất cứ công trình nào. Móng nhà đảm nhiệm chức năng chịu toàn bộ sức ép từ trọng lượng ngôi nhà đổ xuống. Và nó sẽ chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Khi thực hiện thi công nhà cao tầng, nhà xưởng, nhà máy lớn. Thì đơn vị thi công cần đặc biệt lưu ý đến xây dựng móng nhà vì tải trọng và quy mô của nó. Tùy vào từng công trình, tính chất của đất mà gia chủ và đơn vị thi công sẽ lựa chọn loại móng phù hợp. Nếu nền xấu thì thường dùng móng băng đặt sâu. Khi diện tích móng chiếm từ 70% đến 80% diện tích nền thì nên dùng móng bè.

Phân loại móng trong xây dựng

Để đảm bảo chất lượng móng thì trước khi thi công. Chủ đầu tư hay gia chủ cần hiểu về các loại móng để có thể làm việc tốt hơn với các đơn vị thi công.

– Vật liệu làm móng: móng gạch xây, móng đá xây, móng bê tông đá hộc, móng bê tông, móng bê tông cốt sắt, móng thép.

– Phương pháp thi công: móng đơn, móng băng, móng bè, một cọc.

– Tính chất làm việc của móng: móng cứng và móng mềm.

– Cách thi công: móng liền khối và móng lắp ghép.

Ưu nhược điểm của các loại móng

Móng cứng làm bằng gạch xây, đá xây, bê tông, bê tông đá hộc, bê tông ít cốt thép. Trong đó móng bê tông ít được sử dụng hơn vì nó tốn kém nhiều chi phí. Móng cứng có xác xuất là móng đơn, móng băng, móng cứng chịu nén tốt nhưng chịu kéo và chịu uốn kém.

Móng mềm làm bằng bê tông cốt sắt, thép, … Với các loại nhà phố, móng thép rất ít được dùng, vì rất đắt và dễ bị ăn mòn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố công trình, nhưng hơn 70% sự cố là do móng gây ra. Đặt biệt móng là bộ phận dưới cùng của công trình, rất khó khắc phục. Các biện pháp khắc phục cũng vô cùng phức tạp. Nhà có vững bền hay không là tuỳ thuộc trước tiên ở móng nên khi thực hiện xây móng phải hết sức chú ý. Nền móng đẹp, bền chắc thì chất lượng công trình sẽ cao.

Muốn có nền móng tốt ngoài quá trình lựa chọn móng phù hợp. Thì việc sử dụng các loại thiết bị xây dựng chất lượng cao cũng là điều hết sức quan trọng. Để nâng cao chất lượng công trình cũng như đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bài viết liên quan

Tổng Quan Giai Đoạn Thi Công Hoàn Thiện

Những giai đoạn chính trong quá trình thi công hoàn thiện

Cách Nghiệm Thu Chất Lượng Công Trình Dành Cho Chủ Đầu Tư

Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ
Zalo
Hotline
0909 513 598